Phương Pháp Giáo Dục Montessori
1. Người sáng lập: Tiến sĩ Maria Montessori
Sinh ra ở nước Ý, năm 1896, bà đậu bác sĩ y khoa, là phụ nữ đầu tiên ở Ý đạt đến trình độ này. Bà đặc biệt quan tâm đến những trẻ em “không bình thường” bị mọi người coi là “không thể dạy dỗ được” và bắt đầu công trình nghiên cứu làm thay đổi lịch sử. Năm 1904, bà tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục ở Đại học Rome-Ý, rồi thành lập trường mầm non đầu tiên ở khu ổ chuột. Số trẻ do bà hướng dẫn phát triển trí tuệ rất nhanh, hơn hẳn so với bọn trẻ cùng tuổi ở các trường học khác lúc bấy giờ. Ngay cả những trẻ thiểu năng trí tuệ cũng đạt kết quả ngạc nhiên. Tiếng tăm của bà lan nhanh ở Mỹ và châu Âu. Bà là người phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi mầm non.
– Năm 1915, bà qua San Francisco, Mỹ. Phương pháp Montessori mau chóng lan nhanh từ San Francisco ra toàn nước Mỹ, tạo nên một làn sóng giáo dục mới.
– Năm 1917, Chính phủ Tây Ban Nhà mời bà thành lập viện nghiên cứu. Năm 1919, bà giảng dạy một loạt các khóa đào tạo giáo viên tại London.
– Năm 1922, bà được Chính phủ Ý mời làm Chánh thanh tra Giáo dục Quốc gia, thực hiện nhiều cải tổ giáo dục rất thành công.
– Năm 1938 bà thành lập Trung tâm Giáo dục Montessori tại Laren, Hà Lan và tổ chức các khóa đào tạo giáo viên tại Ấn Độ vào năm 1939-1940. Sau đó, bà thành lập Trung tâm Montessori tại London (1947).
– Tiến sĩ Maria Montessori đã ba lần được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình vào các năm 1949, 1950, 1951.
– Đến nay, phương pháp Montessorri đã trải qua hơn 100 năm phát triển và lan rộng khắp 110 quốc gia trên thế giới, với hơn 25,000 trường Montessori.
2. Phương châm đào tạo Montessori
– Lấy trẻ làm trọng tâm
– Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình
– Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.
– Montessori là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở.
– Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ, vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.
3. Lợi thế của phương pháp giáo dục Montessori
Trong môi trường Montessori, sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triền cá tính bản thân trong môi trường này thông qua các hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua các giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
4. Kết quả
– Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.
– Trẻ học cách hợp tác và thỏa hiệp.
– Trẻ phát triển tất cả các mảng: thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori kết quả là trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.
– Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình ở mức độ riêng của mỗi trẻ.
– Trẻ sẽ có mục tiêu để hướng tới và phát triển các kỹ năng để tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.
– Có cơ sở để đánh giá khả năng đặc biệt của mỗi trẻ (có sự quan sát, ghi nhận sự phát triển từng bước và tài năng của mỗi trẻ)
5. Nội dung Chương trình học của Montessori tập trung vào các lĩnh vực
a. Hoạt động thực hành cuộc sống:
Trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót đồ uống, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo, …Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi,… Trẻ cũng học được thói quen biết chờ đợi đến lượt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe người khác.
b. Hoạt động giác quan:
Phần này được thiết kế khoa học để phát triển, phân loại và đánh giá sự kích thích mà trẻ nhận được thông qua các giác quan. Những hoạt động này bao gồm 5 phần:
Thị giác …………………… tấm màu sắc, khối hình học, …
Thính giác ………………… khối hình trụ âm thanh, chuông, …
Vị giác …………………… khay vị giác, …
Khứu giác ………………… lọ khứu giác, …
Xúc giác …………………… túi thần kì, các loại vải, …
c. Toán học: